Get me outta here!

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2020

Có nên chọn mua nhà gỗ cũ đã qua sử dụng không ?

Có nhiều bác rất thích thú với chơi nhà gỗ lối kiến trúc cổ truyền, nhưng cũng ngại làm mới vì không phải giá cao mà các bác hay lo chất lượng gỗ này nọ... cái gì cũng có ưu và nhược điểm của nó nên chúng ta phải cân nhắc và sử dụng vào một mục đích gì.


Trước khi đi vào nhận xét và góc nhìn khách quan của tác giả thì tôi sẽ kể một câu chuyên mà chính tôi đã được ngồi nói chuyện với chủ nhà gỗ 3 gian cổ truyền bắc bộ kể lại.
Một lần tôi đi qua một nhà bác ở Bắc Ninh có căn nhà gỗ xoan nhìn rất đẹp, xoan này là xoan ta nhé các bác, được mua cũ lại về dựng, nhưng được tầm 10 năm thì gỗ bắt đầu bị nứt ở chân cột, thực ra gỗ xoan không thể tránh được, ý bác chủ nhà muốn bán lại cho ai đó rồi bác ấy làm lại nhà bằng gỗ lim Lào.
Tôi có hỏi tại sao bác lại thay đổi thế, thì được bác ấy kể, do ngày trước kinh tế eo hẹp nên mua cũ lại với giá rẻ rồi về dựng lại, để thỏa mãn niềm đam mê nhà gỗ cổ truyền, giờ nó nứt nhiều quá, với lại gỗ xoan này cũng dc 50 năm rồi nên sợ sẽ không để được nhiều đơn sau. Vì đây là nhà thờ tự tư gia nên muốn làm chắc chắn để con cháu sau này về làm nơi thờ cúng.


Ưu điểm về chọn mua nhà gỗ cũ


- Có thể mua được với giá tốt hơn với làm mới, cũng tùy vào loại gỗ. Thường gì gỗ đã được sử dụng lâu rồi thì hầu như không còn độ co ngót và giãn nở nữa.
- Dễ dàng lắp dựng mà không tốn nhiều thời gian chờ đợi
- Nhanh chóng có kiểu nhà như ý

Nhược điểm


- Khó tránh được những đoạn gỗ bị mối mọt
- Nhà mua cũ về lắp khu đất phải có diện tích bằng hoặc rộng hơn mới lắp được
- Khó phát hiện được loại gỗ.

Nhưng lưu ý cần tránh khi mua nhà gỗ


Khi bạn cần mua nhà gỗ cũ cũng nên tìm hiểu bên bán kỹ càng, tốt nhất có thể mua qua bên dịch vụ để đảm bảo rằng họ sẽ chịu tránh nhiệm cho tới khi nhà được bàn giao hoàn thiện cho bạn.
Nhà gỗ xưa thuộc loại nhà khà thiêng liêng, nhất là về gỗ, bởi vậy người ta hay chọn gỗ không bị sét đánh, hay gỗ không cưa cụt ngọn... Cột nhà phải được dựng đúng từ gốc lên ngọn.

Ngoài ra khi mua nhà gỗ tránh mua cột cong vẹo, như thế sẽ làm cho nhà cảm giác thấy bất an.

Nên làm nhà gỗ mới hoàn toàn để có tuổi thọ cao nhất


Ngày nay nhà gỗ đang là xu hướng của những người thích chơi đồ cổ hay cây bonsai, nói đúng hơn là người muốn tìm về cảm giác cuộc sống xưa.
Ngày nay được nhiều người chọn gỗ lim làm nhà hoặc gỗ mít đây là 2 loại gỗ phổ biến được nhiều người chơi gỗ lựa chọn.
Với chi phí làm nhà gỗ hiện ngày từ 800 triệu đến 2 tỷ là bạn có được căn nhà gỗ 3 gian đẹp và chạm trổ nhiều hoa văn đặc sắc.

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2020

Dùng gỗ lim làm nhà gỗ cổ truyền mang lại tuổi thọ cao nhất

Nhà gỗ hiện nay đang là lựa chọn của rất nhiều người dân thay vì những ngôi nhà ống, nhà bê tông hiện đại. Nhà gỗ lim không chỉ mang lại không gian sống mà còn là những giá trị tinh thần, nét đẹp văn hóa của dân tộc.
Người dân miền Bắc xưa nay việc chọn vật liệu làm nhà ở có những quan niệm tương đồng với cư dân các vùng khác trong cả nước và cũng có nét khác biệt.

Ưu điểm của nhà gỗ lim

Nhà gỗ đem đến một vẻ đẹp vừa hiện đại lại mộc mạc, giản dị và gần gũi với thiên nhiên.
Không giống như nhà kính nhà gỗ có khả năng chống nóng và có khả năng ngăn ẩm cao, vì vậy khi bước vào một căn nhà gỗ ta cảm thấy thoải mái, thư thái và mát mẻ. Hơn nữa, gỗ có có khả năng cách điện rất tốt nên khá an toàn.
Dễ dàng vệ sinh lau chùi các vết bẩn lâu ngày ở các khu vực được làm bằng gỗ cũng như nội thất gỗ.
Gỗ lim là loại gỗ quý, cứng, chắc, nặng, bền, không bị mối mọt, không bị cong vênh, nứt nẻ, biến dạng do thời tiết nên rất được ưa chuộng trong làm nhà gỗ. Chính vì giá thành của gỗ lim khá đắt nên thường sử dụng để xây nhà gỗ 3 gian.

Nhược điểm của một số loại gỗ xây nhà

Nếu không lựa chọn đúng loại gỗ tốt thì sẽ dễ bị mối mọt tấn công. Nếu 1 bộ phận trong nhà hỏng sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận còn lại của căn nhà đặc biệt là trụ, cột và kèo.
Gỗ chịu ẩm kém, dễ bị co giãn, cong vênh. Đặc biệt là ở Việt Nam, khí hậu nóng ẩm hanh khô nên khả năng co giãn, cong vênh của gỗ cao.
Những căn nhà gỗ thường được ít tầng nên để đảm bảo không gian sống thoải mái thì phải được xây dựng trên một khu vực đất rộng nên chỉ phù hợp xây dựng ở ngoại ô hoặc khu vực ít dân cư sinh sống.

Một số điều nên biết khi xây dựng nhà gỗ lim

Xây nhà là việc trọng đại của đời người, bạn có thể tham khảo thêm về những kiến thức cần nắm trước khi thi công nhà gỗ tại đây.
Tạm kết, hy vọng với những chia sẻ trên đây của nhà gỗ bắc bộ về nhà gỗ lim sẽ giúp các bạn đưa ra quyết định đúng đắn về căn nhà của mình. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ để được tư vấn trực tiếp.

Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2020

Tìm hiểu tên cấu kiện nhà gỗ và mực thước kiến trúc cổ Việt Nam


Để giúp cho những người đang có nhu cầu làm nhà gỗ hay tìm hiểu nhà gỗ cổ truyền bắc bộ thì này chúng tôi xin được giới thiệu chi tiết một bài viết nói về các cấu kiện của nhà gỗ kẻ truyền bắc bộ và các kiểu lối kiến trúc cổ của VN. Bài viết có sử dụng hình ảnh trên inernet và nội dung được chọn lọc ở một số trang báo uy tín.

Nhưng thông tin dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu được một số thứ rất hay về nhà gỗ cổ xưa mà các cụ ta thường làm,

1- Các lối nhà cổ truyền Việt Nam

Trước hết chúng ta sẽ phải chia ra xem cấu tạo của một nhà bao gồm những loại nào và mình sẽ tạm thời phân loại ra như sau.
  • Nhà kẻ truyền
  • Nhà thuận
  • Nhà rường
  • Nhà quang đèn

2- Các kiểu kiến trúc trong nhà cổ truyền Việt Nam

Trong các kiểu nhà như thế này thì trong quy cách kiến trúc cổ việt nam nhà truyền thống còn được làm theo các kiểu kiến trúc sau:
  • Nhà hai mái, 2 đầu bít đốc
  • Nhà 4 mái, 2 đầu hồi có 2 mái phụ, mỗi trái nhà có thêm 1 hàng cột quân và có thể có thêm hàng cột hiên
  • Hình thức nhà 8 mái (hay còn gọi là chồng diêm)

3- Các hình thức nhà cổ truyền, truyền thống Việt Nam

Theo truyền thống của người việt thì số gian của nhà được làm theo các số lẻ, cụ thể như sau:
  • Phương đình: Bao gồm 1 gian chính giữa và bốn xung quanh hệ cột quân đẳng hướng.
  • Nhà 3 gian truyền thống
  • Nhà 5 gian hay còn gọi 3 gian 2 trái
  • Nhà 7 gian hay còn gọi là 5 gian 2 trái
  • Nhà 9 gian hay còn gọi là 7 gian 2 trái

Hình ảnh nhà gỗ 5 gian được mượn trên mạng
 

4- Quy cách cấu kiện nhà gỗ cổ truyền Việt Nam

Tuy rằng không thể minh họa hết được tất cả các loại, các kiểu nhưng chúng tôi cũng sẽ đưa ra hình ảnh minh họa để các bạn có thể tham khảo hết được tất cả các chi tiết trong 1 căn nhà gỗ nhé.
Hình ảnh mặt cắt vì giữa

Đây là một trong các loại vì mà phần trên câu đầu được chồng rường và ở dưới sử dụng là các thanh kẻ ngồi. Tên gọi của các cấu kiện các bạn có thể đọc trên bản vẽ và tôi sẽ chú thích ngay bên dưới đây.
Cột: Trong nhà gỗ có 3 loại cột đó chính là cột cái, cột quân và cột hiên.
  • Cột cái: Được xác định là cột chính của nhà và các cột quân sẽ có kích thước phụ thuộc vào cột cái. Số lượng cột cái tùy thuộc vào quy mô công trình và thường là chỉ có 1 hàng cột cái và nhiều là 2 hàng.
  • Cột quân: (cột con) Các cột có kích thước nhỏ hơn cột cái và được liên kết với cột cái bằng các xà nách, quá giang.
  • Cột hiên: Là loại cột có chiều cao thấp nhất và đặt bên ngoài hiên phía trước của tam cấp để đỡ phần mái đua phía trước hiên.
Các loại xà: Xà chính là các thanh giằng theo chiều ngang hoặc chiều dọc của nhà có nhiệm vụ chính là liên kết các cột với nhau để tạo nên một khung cứng.
  • Xà thượng: Xà nằm gần trên đỉnh của cột cái liên kết các cột cái với nhau
  • Xà hạ: Có vị trí nằm dưới xà thượng phía trên quá giang để liên kết đối với các cột cái.
  • Xà cái: Trong một vài công trình thì phần xà hạ được làm là xà cái với kích thước to hơn tất cả các xà khác và nằm trên quá giang liên kết các cột cái.
  • Xà trung: Xà trung được sử dụng trong trường hợp không dùng xà hạ và xà thượng và được đặt giữa xà thượng và xà hạ. Xà trung cũng có nhiệm vụ liên kết các cột cái và nằm giữa câu đầu và quá giang.
  • Xà nách: Liên kết cột cái với cột quân trong khung nhà.
  • Xà tử thượng: Xà tử hạ là xà liên kết các cột quân và nằm ở phía trên đầu của cột quân
  • Xà tử hạ: Được liên kết giữa các cột quân và có vị trí nằm dưới xà tử hạ.
  • Xà hiên: Liên kết trên đầu các cột hiên
  • Xà ngưỡng: Xà ngưỡng liên kết dưới chân các cột quân và được đặt dưới cửa, đối với xà ngưỡng cửa dùng để đỡ khuôn cửa đi vào.
Kẻ hiên và bẩy: Có khá nhiều bạn nhầm lẫn trong việc phân biệt giữa kẻ và bẩy nên chúng tôi sẽ đưa ra khái niệm để các bạn có thể phân biệt được luôn nhé. Sự khác biệt giữa bẩy và kẻ là kẻ có cột đỡ ở đầu và bẩy thì không có mà thôi.
  • Kẻ hiên: Được liên kết từ cột quân tới cột hiên đỡ một phần mái đua ra và tựa trên một phần đầu của cột hiên,
  • Bẩy: Là một phần dầm đua ra để đỡ cho phần mái đua ra phía sau nhà hoặc 2 bên nhà và không có cột đỡ một đầu. Đối với các công trình đình làng chùa với 3 mặt hiên thoáng không có cột hiên nên được gọi là bẩy hiên.
  • Kẻ ngồi: Kẻ ngồi được liên kết giữa các cột cái và cột quân trong khung và nằm phía trên quá giang.
Hoành và xà thế hoành: Có tác dụng giống như xà và truyền tải toàn bộ trọng lượng của mái xuống các vì
  • Hoành: cũng là một trong các xà nằm cách đều, dàn trải theo mái để đỡ rui mái và được kê lên vì.
  • Xà thế hoành: Có tác dụng giống các thanh xà và được thay thế vị trí của hoành. Vị trí của xà thế hoành thường nằm trên đỉnh của cột cái, cột quân.
Rui: Rui có kích thước khá mỏng với độ dày 10mm và chiều rộng 100mm và chiều dài theo mái trước và mái sau, vị trí rui nằm đè lên các thanh hoành và có khoảng cách thông thường là 100mm hoặc theo kích thước của ngói màn. Trong một vài trường hợp thường có thể sử dụng rui chồng tức có một phần rui đục chữ thọ thay thế cho phần ngói màn.
: Mè là các thanh gỗ có độ dày mỏng 10mm và bản rộng tùy thuộc được đặt song song với các thanh hoành, đè trên rui có tác dụng liên kết và giữ rui. Thường thì vị trí đặt các thanh mè sẽ được giấu ở các thanh hoành để khi nhìn từ trong nhà sẽ không bị lộ các thanh mè. Khoảng cách các thanh mè không giống các thanh hoành mà nằm thưa hơn rất nhiều.
Ngói màn: Ngói màn được sử dụng trong nhà thờ họ thường là ngói màn chữ thọ với kích thước 150x190mm và được đặt trên các lớp rui, xen kẽ giữa các thanh rui để lộ phần chữ thọ. Và các viên ngói màn sẽ được hãm bởi các thanh mè.
Ngói nhà cổ: Đối với nhà cổ có rất nhiều loại ngói trong đó để lợp mái sẽ có ngói mũi, ngói lưu ly, ngói âm dương.


  • Ngói mũi: Ngói mũi có khá nhiều loại là ngói mũi ta hoặc ngói mũi hài, ngói vẩy rồng và thường được sử dụng trong các công trình đền chùa, dân gian và chủ yếu vẫn là các tỉnh miền bắc.
  • Ngói lưu ly: Ngói lưu ly thường được sử dụng để lợp ngói trong các đình chùa và chúng ta sẽ bắt gặp nhiều nhất là các tỉnh miền nam.
  • Ngói âm dương: Cũng giống như ngói lưu ly và ngói âm dương này được phân phối chủ yếu vẫn là tại Bát Tràng. Các lợp chủ yếu vẫn là viên úp viên ngửa.
Cái nóc: Hay còn được gọi là thượng lương là phần đỡ bờ nóc và giao giữa 2 phần mái trước và mái sau. Cái nóc chạy dọc theo nhà và có kích thước khá to để đỡ được các phần giao giữa hai mái. Tại cái nóc sẽ được đục chạm trang trí và chủ yếu vẫn là ghi ngày tháng năm làm nhà.
Đấu vòi: Có vị trí nằm dưới cái nóc và trên con lợn (rường bụng lợn)
Dép thượng lương: Có tác dụng để kê hay chèn giữa vì và cái nóc, trong một vài trường hợp khi lên khung nhà không khớp thì có thể sử dụng dép để kê cho khít.
Dép hoành: Tương tự như dép thượng lương để kê giữa các thanh hoành với ván dong, rường…
Con lợn: Hay được gọi là rường bụng lợn là con rường nằm trên cùng và trên đầu của cột trốn và có nhiệm vũ đỡ cái nóc.
Ván lá đề: Được giới hạn giữa rường bụng lợn, 2 cột trốn và câu đầu. Ván lá đề thường được trang trí bằng các hoa văn hay chữ Thọ, chữ Phúc… Ván lá đề thường chỉ có trong các kiểu vì như kẻ truyền, chồng rường, quang đèn.

Vách thuận nhà gỗ cổ truyền



Đây là phần bức thuận nhà gỗ mà tôi muốn chia sẻ tới các bạn, đối với bức thuận này còn nhiều chi tiết tôi không biết nếu các bạn biết có thể đóng góp cho mình nhé. Phần bản vẽ hơi đơn giản nên mong các bạn thông cảm.
Chi tiết vì nóc mái



Đây là một trong các vì điển hình của nhà rường với kết cấu chủ yếu vẫn là các thanh rường, rường cụt xếp chồng lên nhau
Con rường, chồng rường: Là các đoạn gối mái được xếp đè lên nhau và càng lên cao càng thu nhỏ theo chiều dốc của mái có nhiệm vụ đỡ mái và thượng lương.
Rường cụt: Có vị trí nằm ở vì nách nằm giữa cột cái và cột quân, trên xà nách đỡ hoành và thu dần theo độ dốc mái.
Trụ trốn: Nằm dưới rường bụng lợn, đỡ con lợn và nằm trên câu đầu, phía dưới trụ trốn thường được đỡ hay trang trí bằng đấu. Trụ trốn còn nằm ở vì nách. Phần thân của trụ trốn thường được đục trạm chữ thọ, chữ phúc.
Cột trốn: Cột trốn là phần trên cùng của cột cái và nằm trên quá giang, không có phần thân và phần đế. Dưới cột trôn có thể là đấu cơm, đấu rế, đấu bát.


Chi tiết mặt cắt mái hiên


Tàu mái: là phần nằm trên đầu kẻ, đầu bẩy để đỡ phần rui đua ra của mái, tàu mái chạy dọc theo mặt trước hoặc 2 mặt bên của nhà. Phia trên tàu mái là phần lá mái
Lá mái: Nằm trên tàu mái đỡ phần rui đua ra đỡ ngói
Then tàu: Liên kết giữa tàu mái với xà hiên để giữ phần tàu mái không bị trôi.
Ván dong (ván rong): Nằm kê giữa kẻ và hoành, mục đích của ván dong chính là truyền lực từ các thanh hoành tới vì. Ở ván dong thường được đục trạm trang trí các hoa văn như tứ linh đối với chùa hoặc được cách điệu đối với nhà ở bình thường. Tại các tỉnh miền nam thì được trang trí bằng các loại hoa hoặc loại quả.
Đầu dư: phần thừa ra của kẻ hoặc bẩy, kẻ ngồi liên kết vào cột quân hoặc cột cái và để giữ các thanh kẻ, thanh bẩy. Ngoài ra còn một vài tên gọi khác như dái kẻ, dái bẩy
Con triện: Con triện thường được trang trí tại 2 cánh phong hoặc trên đỉnh nóc
Bờ nóc: Là phần trên cùng của mái được xây gạch và đắp xi măng và phía trên bờ nóc được đặt và trang trí các con vật trong tứ linh đối với chùa hoặc con kìm, cá sấu… đối với nhà ở.
Gạch hoa tranh: Gạch hoa tranh được sản xuất tại các lò gốm hoặc viglacera và được đặt tại bờ nóc.

5- Nội dung bổ sung thêm về quy cách nhà cổ

Xin chào, đoạn dưới đây là mình bổ sung thêm 1 mặt cắt của 1 bộ vì của nhà thờ họ 2 tầng 8 mái hay còn gọi là nhà cổ diêm. Trong phần mặt cắt này có thêm khá nhiều chi tiết mà mình nghĩ là rất cần thiết cho các bạn cùng tham khảo. Nếu nói về kiến thức nhà cổ thì mỗi nơi có một tên gọi khác nhau cho nên các bạn cũng không nên tranh luận quá nhiều làm gì. Trong bài viết có gì sai xót rất mong các bạn chỉ cho mình để mình sửa lại nhé.

chi tiết toàn bộ khung nhà gỗ



Các bạn có thể nhìn thấy khá nhiều các chi tiết nhưng về cơ bản không có nhiều thay đổi. Tuy nhiên ý mình muốn bổ sung để các bạn có cái nhìn khác hoặc gặp trường hợp nhà cổ diêm thế này chúng ta sẽ dễ hình dung và dễ hiểu hơn.

Nội dung bài viết còn hạn hẹp, có gì sai xót rất mong các bạn bổ sung giúp. Cám ơn các bạn!
Thực ra hầu hết các quy cách cấu kiện nhà cổ đều gần như giống nhau, chỉ khác nhau ở chỗ là tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của gia chủ chúng ta sẽ vẽ thêm mà thôi. Trong phần này chúng tôi xin bổ sung thêm một vài chi tiết mới để các bạn có thể tham khảo rõ hơn nhé.

Chi tiết vì đốc




Trong phần vì đầu hồi này có thêm một vài chi tiết tôi sẽ bổ sung thêm cho các bạn, các bạn có thể tải ảnh về để xem chi tiết hơn nhé. Các chi tiết bổ sung thêm như sau:
  • Ván thưng cao 240 dày 60
  • Xà lòng: giống như xà hạ nhé
  • Ô thoáng, con tiện, tam sơn
  • Đố măng + Triện 1930x325x100
  • Ván chạm 4: 400x265x80
  • Xà chặn: 80x150x1950

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2020

Tìm hiểu về nhà gỗ kẻ truyền bắc bộ

Trong lĩnh vực kiến trúc nhà ở truyền thống của Việt Nam thì với định nghĩa là “Nhà gỗ kẻ truyền”, vậy mẫu hình nhà ở này là gì, chắc hẳn sẽ số đông người sẽ sở hữu nghi vấn về định nghĩa này. Trong bài viết lần này, chúng tôi xin phép mời Anh chị em cộng Nhận định định nghĩa cũng như kiến trúc nhà gỗ kẻ truyền là gì và các nét đẹp kiến trúc này.

Nhà gỗ kẻ truyền là gì?

Khi nói đến kết cấu nhà gỗ cổ truyền hay nhà gỗ kẻ truyền thì đây là 1 trong những mô hình nhà gỗ, nhà ở truyền thống của Việt Nam, xuất hiện trong khoảng rất lâu và cho tới nay vẫn còn còn đó. Đây có thể được xem là nét kiến trúc văn hóa tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.


Những ngôi nhà này được xây dựng lên chủ yếu từ chất liệu chính là gỗ, người ta sử dụng gỗ để tạo nên những khung cột, khuông ngang, mái ngói… và gỗ thường dùng là những chiếc gỗ quý hãn hữu như gỗ mít, gỗ lim, gỗ xoan…
Ngoài chất liệu gỗ ra, nhà gỗ kẻ truyền còn phần mái được lợp ngói và có thêm 1 mảnh sân vườn phổ thông phía trước.
Người ta phân dòng nhà gỗ này theo số gian, có nhà gỗ 3 gian, 4 gian, 5 gian cũng với khi là 7 gian tùy điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà xây dựng.

Nhà gỗ kẻ truyền 3 gian đẹp

Như đã kể ở trên, các căn nhà gỗ được xây dựng được phân cái theo số gian, trong đó thì dòng nhà gỗ kẻ truyền 3 gian là với số lượng phổ quát hơn cả.
Nhà gỗ 3 gian được kiểu dáng gồm 6 cột tính từ ngoài vào trong bao gồm cột hiên, cột con, cột mẫu sau ấy lại đến cột chiếc, cột con và cột hậu.


Kích thước nhà gỗ 3 gian phụ thuộc vào diện tích của mỗi nhà nhưng thường ngày phần mài tàu cao hai,35m, lòng nhà rộng 5,15m, khoảng cách thức gian giữa là hai,75m, gian biên là hai,7m.
Nhà gỗ 3 gian thường được trang trí và chạm trổ các đường nét, hoa văn, họa tiết mang nhiều những nét đặc sắc, tinh tế, đối xứng nhau và luôn đảm bảo là phù hợp với thổ ngưỡng, vùng miền và thời đại xây dựng.

Chiếc nhà gỗ kẻ truyền 5 gian

Bên cạnh sự phổ biến và chiếm số lượng khá lớn của nhà gỗ 3 gian thì thực tế người còn chọn lựa cái nhà gỗ 5 gian.
Tuy nhiên, để khiến cho nhà gỗ 5 gian thì gia chủ cần sở hữu khu đất sở hữu diện tích đủ to để vun đắp nhà 5 gian mà vẫn đảm bảo ko gian thoáng mát, rộng rãi và thoải mái.
Bên cạnh ấy, giá tiền để xây dựng nhà gỗ 5 gian là chẳng phải nhỏ nên đa phần các gia chủ đã chọn gỗ xoan nhằm tiết kiệm tối đa chi phí.


Quy cách thức nhà gỗ, kiến trúc nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ

Nhà gỗ 3 gian 2 mái hay 5 gian hai mái là những dòng nhà gỗ đặc thù thường xuất bây giờ khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
Nhà gỗ Bắc Bộ ngoài chất liệu chính được sử dụng khi xây dựng là gỗ ra thì phần mái vẫn là mái ngói đỏ truyền thống, phổ quát gia đình tuyển lựa kiểu ngoại hình 4 mái giống như những mái đình cổ xưa tạo nên vẻ đẹp hoành tráng, bề thế hơn cho căn nhà của mình.
Kiến trúc nhà gỗ Bắc Bộ ngoài việc trang trí chạm trổ những họa tiết đặc biệt, hoa văn tinh xảo thì còn nhiều thiết kế với cách để trơn tự nhiên.


Tùy vào dòng gỗ được sử dụng khi xây dựng mà những că sẽ với màu sắc khác nhau được lựa chọn như màu cánh gián, màu nâu đậm, màu vàng sậm… Nhà gỗ kẻ truyền sử dụng hệ cánh phổ biến nhất là cửa bức bàn mang 2,4 hoặc 6 cánh tùy quy mô mỗi nhà, cánh cửa cũng được chạm trổ hoa văn sao cho thích hợp với những hoa văn xuất hiện trong ngôi nhà.
Ngoài ra nhà gỗ ở Bắc Bộ cũng được xây dựng khá cầu kỳ, tiêu biểu có thể kể đến những ngôi nhà gỗ bạc tỉ nổi bật cả về kiến trúc cũng như chi phí. Mang đến sự choáng ngợp cho bất kỳ ai đến thăm quan.

Chia sẻ cách cải tạo nhà gỗ 3 gian và 5 gian đẹp, giúp bạn tiết kiệm chi phí

Cải tạo nhà gỗ 3 hay 5 gian là một trong các cách giúp khiến mới ngôi nhà mà chẳng phải mất quá nhiều tiền với mức giá đắt đỏ như hiện này. tuy nhiên, để có thể cải tạo nhà gỗ 3 ,5 gian đẹp và tiết kiệm bạn hãy học hỏi các kinh nghiệm quý giá sau đây:

TIẾN HÀNH THUÊ KIẾN TRÚC SƯ THIẾT KẾ NGÔI NHÀ

Thuê kiến trúc sư thiết kế ngôi nhà


Hầu hết các căn nhà gỗ 3 gian đều có kiến trúc khá đơn giản. Do đó trước khi tiến hành cải tạo bạn nên tìm đơn vị chuyên nghiệp để được tư vấn và thiết kế sao cho phù hợp với hiện trạng của ngôi nhà cũ. Tránh những thiếu sót gây ảnh hưởng đến những công đoạn cải tạo về sau.
Đặc biệt, bạn không nên tự ý phá bỏ tường, cột, hoặc dầm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu và độ vững chắc của ngôi nhà. Về lâu về dài, ngôi nhà cải tạo sẽ nhanh chóng bị xuống cấp, không an toàn cho các thành viên trong gia đình.

KHÔNG NÊN BÀI TRÍ QUÁ NHIỀU ĐỒ NỘI THẤT

Không nên bài trí quá nhiều đồ nội thất

Khi cải tạo nhà gỗ 3 gian bạn cũng nên chú ý đến việc chọn đồ nội thất. Làm sao để các món đồ đảm bảo đủ công năng sử dụng, thiết kế nhỏ gọn không chiếm quá nhiều không gian. Hãy ưu tiên những thứ có thiết kế nhỏ xinh, và tinh giản để căn phòng được thông thoáng và rộng rãi hơn.

SỬ DỤNG MÀU SẮC VÀ ÁNH SÁNG MỘT CÁCH HỢP LÝ

Nhà gỗ 3 gian thường có diện tích khá nhỏ hẹp, do đó bạn nên sử dụng sơn, gạch ốp và các đồ nội thất có màu sáng và tinh giản là lựa chọn tối ưu nhất. Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm một số loại đèn trang trí như đèn trần hay đèn tường để tô điểm cho căn phòng bớt đơn điệu hơn.

KHI CẢI TẠO SÀN NHÀ CẦN TẬN DỤNG TỐT KHU VỰC PHÂN CHIA

Vốn dĩ, nhà gỗ 3 gian đã được phân chia rõ ràng cho từng khu vực sử dụng. Do đó việc phân chia lại các phòng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tính thẩm mỹ và tốn thêm chi phí không cần thiết cho gia chủ. Cách tốt nhất là bạn nên cân nhắc việc sử dụng các các tủ hoặc kệ gỗ thay thế cho việc tạo tường ngăn phân chia phòng. Không gian mở sẽ giúp căn nhà gỗ 3 gian nhỏ hẹp trở lên thông thoáng và rộng rãi hơn.

MỘT SỐ MẪU NHÀ GỖ 3 GIAN ĐẸP NGỠ NGÀNG SAU KHI CẢI TẠO

Một số mẫu nhà gỗ 3 gian đẹp ngỡ ngàng sau khi cải tạo dưới đây là minh chứng rõ ràng nhất cho việc không cần tốn quá nhiều tiền để xây mới. Sau khi cải tạo những ngôi nhà này không chỉ đáp ứng được đầy đủ công năng sử dụng mà còn có tính thẩm mỹ cao:

CẢI TẠO NHÀ GỖ 3 GIAN GIA ĐÌNH ANH MINH Ở SÓC SƠN HÀ NỘI

Ngôi nhà gỗ cần cải tạo đã khá cũ với phần nền nhà và nền sân khá thấp. Phần cột trụ trước hiên cũng không còn đảm bảo an toàn cho việc chống đỡ căn nhà.
Cận cảnh ngôi nhà gỗ 3 gian cần cải tạo
Sau khi đến khảo sát trực tiếp căn nhà, các kiến trúc sư đã lên ý tưởng, tạo dựng bản thiết kế cải tạo ngôi nhà với một diện mạo vô cùng mới mẻ, hiện đại nhưng vẫn giữ được nét mộc mạc gần gũi ở thôn quê.
Ngôi nhà mới chắc chắn và cao ráo và hiện đại hơn.

CẢI TẠO NHÀ GỖ 3 GIAN GIA ĐÌNH ANH VINH Ở NHƯ QUỲNH, HƯNG YÊN

Chủ nhân của căn nhà cần cải tạo này cho biết, căn nhà này đã có tuổi đời khá cao. Ngoài việc không đảm bảo chức năng sinh hoạt cho cả gia đình thì nó cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sự an toàn của người sử dụng. Do vậy, anh mong muốn ngôi nhà sau khi cải tạo đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, sự hiện đại và tiện nghi đồng thời cấu trúc chung của ngôi nhà không bị phá vỡ đi quá nhiều.
Ngôi nhà trước khi cải tạo quá cũ kỹ không còn phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình.
Ngôi nhà được cải tạo lại ấn tượng với sắc đỏ của mái và màu gỗ vàng nâu của cột và các cánh cửa. Phần sân và thềm hè được lát bằng gạch đỏ khiến căn nhà trở lên sang trọng và quyền quý hơn.
Hình ảnh ngôi nhà mới khang trang, đậm chất nông thôn yên bình.

CẢI TẠO NHÀ CŨ 3 GIAN GIA ĐÌNH BÀ HẠNH Ở ĐƯỜNG LÂM, SƠN TÂY, HÀ NỘI

Ngôi nhà trước khi cải tạo đã bị xuống cấp nghiêm trọng do nhiều năm sử dụng. Chủ nhà mong muốn giữ lại nối kiến trúc mộc mạc của ngôi nhà cũ, đồng thời vẫn đảm bảo mọi chức năng sinh hoạt cho các thành viên trong gia đình.
Ngôi nhà cũ trước khi cải tạo không còn đủ công năng sử dụng cho các thành viên trong gia đình
Ngôi nhà sau khi cải tạo rất đẹp với màu gỗ tự nhiên. Phần mái của ngôi nhà cũ cũng được tái sử dụng lại. Tất cả tạo lên một khung cảnh êm đềm nhưng không kém phần sang trọng như nhà của các bậc quan lại thời xưa.
Ngôi nhà sau khi cải tạo khang trang, hiện đại nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp bình yên của căn nhà cũ
Với những kinh nghiệm mà bài viết chia sẻ ở trên, hy vọng sẽ mang đến nhiều thông tin bổ ích cho những gia đình đang có nhu cầu cải tạo nhà gỗ 3 gian.